Kế toán thuế Hải Phòng – Kế toán Hồng Anh xin gửi bạn đọc 10 ĐIỂM MỚI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ÁP DỤNG TỪ 1/9/2021 mới nhất:
Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH vừa được ban hành ngày 7/7/2021 sửa đổi một số quy định về hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội, áp dụng từ ngày 1/9/2021. Dưới đây là một số thay đổi đáng chú ý:
——> Tải thông tư: Thông tư 06-2021-TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung thông tư 59-2015-TT-BLĐTBXH
Nội dung |
Quy định cũ (Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH) |
Quy định mới (Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) |
1. ĐIỀU CHỈNH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC
|
Không đề cập | Khoản 1 Điều 1:
Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đồng thời là người giao kết hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội thì tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội. NHƯ VẬY: QUY ĐỊNH MỚI: Thêm đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có hợp đồng lao động từ đủ 1 tháng trở lên |
2. ĐIỀU CHỈNH MỨC HƯỞNG ỐM ĐAU KHI NGHỈ LẺ THÁNG
|
Điểm b Điều 6 : Mức hưởng ốm đau khi nghỉ lẻ không trọn tháng tính như sau:
M = T/24 * H * n Trong đó: M: Mức hưởng ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày T: Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc H: Tỷ lệ hưởng (%) n: Số ngày nghỉ
|
Theo quy định mới thì mức hưởng vẫn tính theo công thức này nhưng giới hạn mức tối đa lại.
Cụ thể theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06 tối đa cho thời gian lẻ tháng bằng mức trợ cấp ốm đau 1 tháng.
|
3. THAY ĐỔI VỀ TIỀN LƯƠNG TÍNH CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
|
Mức hưởng tính trên lương tháng làm căn cứ đóng BHXH của chính tháng NLĐ nghỉ ốm đau.
|
Khoản 3 Điều 1: Lương tính hưởng chế độ ốm đau tính trên mức lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Kể cả khi NLĐ tiếp tục ốm thì mức hưởng tính trên lương tháng liền kề trước khi nghỉ việc như trên.
|
4. THÊM TRƯỜNG HỢP CHỒNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP 1 LẦN KHI VỢ SINH CON
|
Người chồng chỉ được trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con nếu thuộc một trong 2 trường hợp sau:
– Chỉ có chồng tham gia BHXH thì chồng phải đóng đúng 6 tháng trong 12 tháng trước khi vợ sinh. – Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng từ đủ 6 tháng trong 12 tháng trở lên tính đến thời điểm nhận con |
Nếu cả 2 vợ chồng cùng tham gia BHXH mà vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chồng phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong 12 tháng trước khi vợ sinh con.
=> Bổ sung thêm trường hợp cả 2 vợ chồng cùng tham gia nhưng vợ không đủ điều kiện hưởng thai sản thì người chồng đóng BHXH đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng trợ cấp 01 lần khi sinh con. Mức trợ cấp 01 lần = 2 tháng lương cơ sở/con
|
5. QUY ĐỊNH THÊM VỀ THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NAM KHI VỢ SINH CON
|
Không nêu NLĐ nam được nghỉ nhiều lần trong thời gian vợ sinh con.
|
Nếu nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ của lần cuối phải trong 30 ngày từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ không quá thời gian quy định.
=> Thay vì phải nghỉ liên tục 5-7 ngày theo quy định thì có thể nghỉ thành nhiều lần, vẫn tính cộng dồn.
|
6. THAY ĐỔI MỨC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN KHI SINH ĐÔI
|
Khoản 3 Điều 10: NLĐ mang thai đôi trở lên mà khi sinh có con bị chết hoặc chết lưu thì chỉ hưởng thai sản đối với con còn sống nhưng thời gian nghỉ vẫn tính theo số con được sinh ra.
|
Khoản 6 Điều 1: Nếu NLĐ mang thai đôi trở lên mà khi
sinh có con bị chết hoặc chết lưu thì thời gian hưởng trợ cấp khi sinh con và trợ cấp một lần được tính theo số con được sinh ra, bao gồm con đã chết hoặc chết lưu. => Chế độ thai sản cho người mang thai lưu được tính theo số lượng con, bất kể còn sống hay đã chết.
|
7. QUY ĐỊNH MỚI VỀ NGHỈ PHÉP NĂM TRÙNG VỚI THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN
|
Không nêu
|
Khoản 7 Điều 1: NLĐ đang trong thời gian nghỉ khi
khám thai, sẩy thai, nạo hút thai, thai lưu hoặc phá thai bệnh lý, nghỉ khi vợ sinh con hay thực hiện biện pháp tránh thai mà trùng với nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương thì sẽ không được tính hưởng chế độ thai sản. => Tức là nghỉ hưởng thai sản với các trường hợp trên thì không được trùng với phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương.
|
8. QUY ĐỊNH RÕ HƠN VỀ NGÀY LÀM VIỆC TRỞ LẠI TRONG CHẾ ĐỘ DƯỠNG SỨC SAU SINH
|
Không nêu cụ thể về việc xác định khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc trở lại
|
Khoản 8 Điều 1: 30 ngày đầu làm việc trở lại được xác
định từ ngày hết hạn hưởng chế độ thai sản mà NLĐ chưa phục hồi. => NLĐ đi làm lại sớm hơn thời gian được nghỉ thai sản và NLĐ nghỉ hẳn sau khi nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ này.
|
9. BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN HƯỞNG LƯƠNG HƯU VỚI BỘ ĐỘI BỊ TƯỚC QUÂN TỊCH
|
Không nêu
|
Khoản 13 Điều 1: Trường hợp bộ đội, công an bị tước
quân tịch, danh hiệu công an nhân dân sẽ hưởng chế độ hưu trí nếu đáp ứng đủ điều kiện dành cho NLĐ bình thường. => Bộ đội, công an bị tước quân tịch, danh hiệu thì xem như NLĐ bình thường, làm việc bình thường và hưởng hưu trí như NLĐ bình thường, không được giảm 05 năm so với tuổi quy định.
|
10. BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRỢ CẤP TUẤT
|
QUY ĐỊNH MỚI BỔ SUNG:
– Thêm quy định liên quan đến việc xét tuổi của thân nhân NLĐ hưởng chế độ tuất hàng tháng. Thời điểm xem xét được xác định là kết thúc ngày cuối của tháng NLĐ chết. Nếu không có hồ sơ ngày tháng sinh thì lấy ngày 1 tháng 1 của năm sinh để làm cơ sở giải quyết chế độ tử tuất. – Thân nhân NLĐ đã được giải quyết hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mà sau đó có thu nhập cao hơn mức lương cơ sở thì vẫn được hưởng trợ cấp theo quy định. – NLĐ đang tham gia hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH đồng thời là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi chết thì thân nhân được chọn giải quyết chế độ tử tuất với mức hưởng cao hơn của một trong hai đối tượng trên.
|
Trên đây là 10 ĐIỂM MỚI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI ÁP DỤNG TỪ 1/9/2021 mà người lao động và doanh nghiệp cần lưu ý
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói.
Dịch vụ kế toán Hải Phòng – Kế toán Hồng Anh chúc các bạn thành công!
Hotline : 0969 463 460
Fanpage: https://www.facebook.com/DichvuketoanHaiphong
Xem thêm : TRƯỜNG HỢP KHÔNG THAM GIA BHXH 2021